image banner
THÁI TRỊ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

1. Thái Trị trong phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

Theo quy định của Hiệp định Genéve, vùng Đồng Tháp Mười là khu vực mà cách mạng phải bàn giao lại cho địch trong vòng 100 ngày. Do vậy, từ sau ngày 20/7/1954, chính quyền cách mạng đã tập trung giải quyết những công việc quan trọng như: sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ, đảng viên, cấp giấy chủ quyền ruộng đất cho nông dân.

Đồng thời chính quyền cách mạng cũng huy động cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân xây dựng cầu, đường, trường học, nhà cửa đã bị hư hại trong chiến tranh. Những việc làm trên đã củng cố niềm tin, cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm cách nhân dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù mới.

Về phía địch, từ cuối năm 1954, lực lượng giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo tràn vào chiếm đóng vùng Đồng Tháp Mười. Bọn này tuy chống lại Ngô Đình Diệm nhưng cũng ra sức truy lùng, bắt bớ, bắn giết cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ. Chúng đã tập trung đồng bào, làm áp lực để tìm ra những cán bộ, đảng viên còn ở lại. Trong thời gian 1955-1956, ngụy quyền Ngô Đình Diệm tập trung vào việc đánh dẹp các giáo phái thân Pháp. Đến tháng 6/1956, các giáo phái đã bị thanh toán, Mỹ-Diệm tiến hành củng cố quân đội và chính quyền tay sai.

Từ năm 1957, chúng bắt đầu xây kh dựng nhiều khu dinh điền ở dọc biên giới nhằm ngăn chặn hành lang chiến lược và phá hoại vùng căn cứ cách mạng Đồng Tháp Mười. Chúng bắt nhân dân tại chỗ phải lùi sâu vào nội địa cách biên giới khoảng 4km để thành lập khu dinh điền. Gần 20.000 người, phần lớn là giáo dân được chúng đưa từ miền Bắc vào sống trong các khu này.

Vào năm 1959, địch xây dựng khu dinh điền Thái Trị và xây dựng bộ máy ngụy quyền gọi là Hội đồng hương chính gồm 5 chức danh là: Đại diện, Ủy viên cảnh sát, Ủy viên kinh tế - Tài chánh, Ủy viên thanh niên và y tế cộng đồng. Ở cơ sở, địch thành lập Ban trị sự ấp, Hội đồng ấp và cán bộ hương thôn. Bọn chúng thường càn quét, cướp của, đốt nhà để bắt buộc nhân dân vào sống trong khác khu tập trung do chúng kiểm soát. Nói chung, do sự đàn áp, khủng bố ác liệt của kẻ thù, trong khi cấp trên chưa cho phép đấu tranh vũ riêng tạm thời lắng xuống. trang, phong trào cách mạng miền Nam nói chung và ở Thái Trị nói riêng tạm thời lắng xuống.

Trước tình hình cách mạng miền Nam đang tổn thất nghiêm trọng, đồng chí Lê Duẩn đã biên soạn đề cương cách mạng miền Nam và được Xứ ủy thông qua vào tháng 12/1956 với nội dung chính như sau: “Con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền”.

Tháng 4/1957, ta thành lập tỉnh Kiến Tường gồm 4 vùng, tương ứng với 4 quận của địch. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Ban cán sự vùng đã xây dựng và củng cố các chi bộ, xã đội, thành lập đội du kích, các ban đấu tranh chính trị ở các xã. Lúc bấy giờ, xã Thái Trị chưa được thành lập nhưng phong trào cách mạng của nhân dân nơi đây được sự lãnh đạo của tổ chức Đảng của các xã: Vĩnh Trị, Hưng Điền, Bình Thành Thôn và Thái Bình Trung.

Sang năm 1959, phong trào cách mạng ở Kiến Tường nói chung và Thái Trị nói riêng dần dần hồi phục. hợp với đơn vị 408 tìm cách trừ khử bọn địa chủ phản động, giành Tỉnh ủy Kiến Tường đã chủ trương đưa đơn vị 402 về Vùng 8 phối lại ruộng đất cho nông dân, đồng thời đột nhập vào các khu dinh điền – nơi trập trung cư dân từ miền Bắc, miền Trung, trong đó có khu dinh điền Thái Trị - đều bị phá lỏng.

Tháng 1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị 15 và ra nghị quyết (Nghị quyết 15) đánh dấu một bước ngoặt về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với cách mạng miền Nam, tạo điều kiện phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống lại chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 15 là: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền nhân dân...

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 15, tỉnh ủy Kiến Tường trên cơ sở tình hình thực tiễn đã đề ra chủ trương lấy tấn công quân sự làm đòn xeo, phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, giải tán tề xã, tề ấp, phá các khu dinh điền, khu trù mật, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn. Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai tinh thần Nghị quyết 15 đến các chi bộ, các tổ chức vũ trang và quần chúng cách mạng của tỉnh. Sau nhiều năm bị Mỹ – Diệm kìm kẹp, áp bức mà không được phép vũ trang chống lại, Nghị quyết 15 đã được quần chúng hân hoan đón nhận và hưởng ứng mạnh mẽ.

Ngày 15/1/1960, tỉnh ủy Kiến Tường phát lệnh khởi nghĩa. Trong 3 đợt Đồng khởi, được sự hỗ trợ của đơn vị 408, du kích các xã Hưng Điền, Vĩnh Trị, Thái Bình Trung nhiều lần đột nhập vào các khu dinh điền, diệt ác ôn, phát động nhân dân nổi dậy đòi về ruộng vườn làm ăn sinh sống. Tháng 4/1961, lực lượng vũ trang tỉnh Kiến Tường và địa phương quân vùng 8 đã đột nhập vào khu dinh điền Thái Trị, bám trụ 1 ngày, bắt hết bọn tề xã, tề ấp, giáo dục rồi giải tán. Cũng trong đợt này, ta đã phục kích tiêu diệt 10 tên địch, bức rút tua Chót Rùm và đốt 4 máy cày của địch đến thực hiện chủ trương khai hoang nhưng thực chất là phá căn cứ của ta và giành đất của nông dân tại chỗ.

Ngày 18/10/1961, tiếp tục phong trào đánh địch trong mùa lũ, lực lượng vũ trang Vùng 8 đánh đồn Thái Kỳ. Đồn này do 1 trung đội bảo an đóng giữ nhằm mục đích bảo vệ khu dinh điền Thái Trị. Địa thế đồn này khá hiểm yếu: xung quanh là đồng nước sâu 2m, nếu muốn tiếp cận đồn phải vượt qua khoảng trống hơn 2km, nếu có gió lớn thì xuồng nhỏ không đi được. Cư dân ấp Thái Kỳ phần lớn có quan hệ với cách mạng từ trong kháng chiến chống Pháp, bị địch buộc di cư vào nên có cảm tình và sẵn sàng ủng hộ, hợp tác với cách mạng. Lợi dụng sự chủ quan của địch, ta móc nối với cơ sở binh vận trong đồn, lên kế hoạch tấn công bằng cách tập kích kết hợp với nội ứng. Kết quả trận đánh, ta diệt 8 tên địch, bắt sống 6 tên, thu 18 súng và nhiều quân trang, quân dụng. Ta bảo toàn được lực lượng và rút lui về căn cứ an toàn. Sau trận này, ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ quần chúng, gầy dựng cơ sở, bổ sung quân số cho lực lượng vũ trang, làm chuyển biến phong trào trong vùng,

nhất là ở khu vực ấp Thái Kỳ.

2. Thái Trị giai đoạn 1961-1965

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960 của ta đã làm cho quốc sách “Tố cộng, diệt cộng” của địch bị phá sản và ngụy quyền cơ sở sụp đổ. Tình hình trên buộc đế quốc Mỹ và tay sai phải chuyển sang chiến lược chiến tranh mới gọi là “Chiến tranh đặc biệt”. Đây là một bộ phận của “chiến lược toàn cầu phản cách mạng với phản ứng linh hoạt” của Mỹ.

Thực hiện chiến lược này, Mỹ tài trợ mọi chi phí chiến tranh, từ cung cấp vũ khí, cố vấn quân sự đến xây dựng quân đội cho ngụy quyền Sài Gòn, dùng nó làm công cụ chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân và tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng.

Mỹ còn đề ra một kế hoạch gồm 3 bước. Bước một là thành lập 16.000 ấp chiến lược trong 2 năm 1961-1962 để bình định miền Nam trong 18 tháng. Bước hai, Mỹ sẽ khôi phục kinh tế, hoàn thiện bình định, tăng cường sức mạnh cho ngụy quân. Bước ba, Mỹ sẽ phát triển kinh tế miền Nam, kết thúc chiến tranh, rút quân Mỹ về nước. Vì vậy, ngay từ đầu năm 1961, Mỹ đã sắp xếp lại chiến trường, xây dựng quân ngụy thành đội quân đánh thuê khá mạnh để làm công cụ chủ yếu thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Về tổ chức chiến trường, địch phân chia lãnh thổ thành các vùng chiến thuật, các tiểu khu, chi khu để thuận tiện cho việc càn quét, bình định. Trong đó, tỉnh Kiến Tường thuộc khu chiến thuật Tiền Giang thuộc vùng 4 chiến thuật. Địch điều đến đây 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 7 để yểm trợ cho lực lượng bảo an và các đoàn bình định đẩy mạnh càn quét, đánh phá hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, gom dân vào các ấp chiến lược.

Tại Thái Trị, từ đầu năm 1962, địch xây dựng ấp chiến lược tại Thái Kỳ. Ý đồ của chúng khi xây dựng ấp chiến lược là bắn một mũi tên mà trúng 3 mục tiêu. Về chính trị, chúng rêu rao cho nhân dân trong ấp tự cai quản dựa trên dân chủ pháp trị, về xã hội, chúng mị dân là sẽ thực hiện xã hội công bằng, cải thiện dân sinh, về quân sự, ấp chiến lược sẽ tách “Cộng sản“ ra khỏi dân, làm cho “Cộng sản” mất lợi thế về chiến tranh, không bổ sung được lực lượng. Mỹ- Diệm còn vũ trang cho dân quân tự vệ làm lực lượng thường trực tại chỗ, đóng vai trò là “bộ phận lưới”, trong khi đó quân chủ lực, bảo an có vai trò mũi dùi. Mục tiêu chiến lược của địch trong việc xây dựng ấp chiến lược là xây dựng những “pháo đài chống cộng” và thực hiện phương châm: “Lấy dân để chiếm đất, chứ không chiếm đất để giữ dân”.

Mỗi ấp chiến lược đều có kiểu kiến trúc giống như một nhà tù khổng lồ để giam giữ nhân dân với lũy đất và hào cắm chông bao quanh. Ngoài ra, địch còn đóng cọc sắt, rào kẽm gai kiên cố, xây dựng một lô cốt, bố trí lực lượng dân vệ làm nhiệm vụ bảo vệ và tuần tra. Canh gác trong ấp chiến lược là lực lượng Thanh niên chiến đấu được huấn luyện và trang bị vũ khí đầy đủ.

Sau khi địch xây dựng xong các ấp chiến lược, lực lượng cách mạng xã Thái Trị gặp rất nhiều khó khăn. Ta mất dân, mất cơ sở cách mạng vì hầu hết quần chúng đều nằm trong vòng khống chế của địch. Cán bộ cách mạng ở bên ngoài không thể bắt liên lạc với nhân dân trong ấp. Lực lượng cán bộ, đảng viên, du kích buộc phải phân tán thành từng nhóm nhỏ.

Trước tình thế ấy, Tỉnh ủy Kiến Tường chủ trương tập trung lực lượng, kiên quyết phá ấp chiến lược để đánh bại âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Ban đầu, do chủ quan, chưa nghiên cứu kỹ âm mưu, thủ đoạn của địch nên ta chủ trương phá ấp chiến lược bằng lực lượng bên ngoài. Ban đêm, ta tìm cách đột nhập vào ấp cắt rào, phá bờ thành rồi rút đi. Nhưng đến sáng hôm sau, địch lại bắt dân trong ấp đắp lại bờ thành, rào lại hàng rào kiên cố hơn trước. Chúng còn bắt nhân dân vào ngủ xung quanh đồn bót nên ta không thể tấn công được. Việc phá ấp của ta do vậy không có kết quả. Trong khi đó, địch canh phòng ấp chiến lược ngày càng chặt chẽ hơn. Chúng tăng cường lực lượng kềm kẹp với từ 2-3 trung đội bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu ở mỗi ấp. Chúng còn bắn pháo bừa bãi vào làng xóm để tiêu diệt lực lượng cách mạng, không cho nhân dân bung ra ngoài và bắt ép nhân dân còn ở bên ngoài vào ấp.

Tháng 11/1962, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Khu 8 mở hội nghị bàn biện pháp phá ấp chiến lược và đánh càn. Hội nghị xác định phải phá ấp chiến lược bằng 3 lực lượng: quân sự, chính trị và binh vận mà cơ bản là phát động quần chúng từ trong ấp nổi dậy phá ấp, đồng thời phải bố trí lực lượng vũ trang hỗ trợ quần chúng, bảo vệ thành quả đạt được. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của hội nghị ban Cán sự vùng 8 đã lãnh đạo bộ đội vùng phối hợp với du kích các xã đột nhập vào các ấp chiến lược để giải tán tề, trừ điệp, phục kích bọn lính đồn bung ra càn quét.

Trong năm 1963 và đầu năm 1964 du kích và bộ đội đã nhiều lần đột nhập vào ấp chiến lược Thái Kỳ, Cà Na, Bình Châu, Trung Môn, Láng Đạo, Vàm Đồn, Hòa Bình diệt ác và phát động quần chúng nổi dậy phá ấp. Kết quả, ta đã phá banh được ấp chiến lược Thái Kỳ và Chùa Nổi, đồng thời phá rã 10 ấp chiến lược khác và diệt 2 tên ác ôn.

Về phía địch, để củng cố tình hình, địch đã cho dời quận lỵ quận Tuyên Bình về Long Khốt vào tháng 7/1963, củng cố lại các ấp chiến lược, đồng thời xây dựng thêm đồn bót và tăng cường lực lượng quân sự trú đóng. Từ thời gian này đến năm 1965, lực lượng của địch đóng ở Thái Trị rất mạnh nên lực lượng cách mạng phải tạm lánh sang các xã bạn, phong trào cách mạng nơi đây tạm thời lắng dịu.

3. Phục hồi, củng cố lực lượng, tham gia tổng công kích, tổng khởi nghĩa xuân Mậu thân - 1968

Từ 1965, đế quốc Mỹ quyết định chuyển chiến lược "chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" nhằm mục đích giành thắng lợi hoàn toàn về quân sự trên chiến trường miền Nam. Để thực hiện chiến lược này, chúng đưa quân và phương tiện chiến tranh hiện đại từ Mỹ sang miền Nam để mở các cuộc phản công tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh không quân đánh phá miền Bắc, cắt đứt nguồn viện trợ từ hậu phương vào chiến trường.

Ở miền nam, chúng lấy đồng bằng sông Cửu Long làm chiến trường chủ yếu để thực hiện chương trình bình định, giành dân, vơ vét nhân lực, vật lực tại chỗ cung ứng cho chiến tranh. Lực lượng của chúng chủ yếu là chủ lực ngụy và quân địa phương kết hợp với giang thuyền tiến hành càn quét mật độ cao để thực hiện bình định, đồng thời ra sức ngăn chặn hành lang biên giới Cam-pu-chia và ven biển.

Ở Vùng 8, từ năm 1966, địch mở nhiều cuộc hành quân quy mô lớn vào vùng giải phóng và dùng lực lượng biệt kích đánh phá tuyến hành lang biên giới của ta. Trước tình hình đó, tỉnh ủy Kiến Tường quyết định tập trung lực lượng mở đợt hoạt động tấn công bọn biệt kích, bảo vệ vùng giải phóng và hành lang biên giới. Bộ đội và du kích đã liên tục bao vây hệ thống đồn bót của địch ở Thái Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Tuyên Bình, Long Khốt, buộc chúng co cụm lại, không dám bung ra càn quét như trước. Vùng giải phóng của ta ngày càng được củng cố và mở rộng.

Từ tháng 3 đến tháng 11/1967, lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với đơn vị 408 và du kích các xã trong vùng đã liên tục tấn công và gây nhiều tổn thất cho địch. Trong đó, đội công tác dị di dân của Vùng 8 đã đột kích đồn Thái Trị, diệt ác ôn, giải tán tề. phá lỏng hoàn toàn khu dinh điền Thái Trị và xây dựng được cơ sở nòng cốt bí mật tại đây.

Trong hai cuộc tấn công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 Mỹ-ngụy đã thất bại nặng nề nhưng chúng không những không từ bỏ dã tâm xâm lược mà còn tăng cường quân Mỹ, phát triển quân ngụy và đẩy chiến lược Chiến tranh cục bộ lên đỉnh cao vào cuối năm 1967. Tuy nhiên, những cố gắng của chúng không thể làm thay đổi cục diện chiến tranh mà càng làm cho chúng sa lầy.

Trước thời cơ đó, Bộ Chính trị đã quyết định mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định vào đầu

năm 1968.

Từ giữa năm 1967, bộ đội địa phương các vùng được rút lên để tăng cường cho Tiểu đoàn 504 nên ở các vùng chỉ còn lực lượng thành lập bộ đội vùng. du kích. Vì thế ban Cán sự Vùng 8 quyết định đôn du kích các xã để

Đại đội địa phương Vùng 8 vừa mới thành lập chỉ mới 1 tháng. đã đánh đồn Thái Trị, diệt gọn và bắt sống bọn địch, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có 1 đại liên. Đi đôi với hoạt động quân sự, Ban cán sự Vùng 8 cũng chú trọng xây dựng lực lượng đấu tranh chính trị, rà soát các cơ sở binh vận, xây dựng thêm các cơ sở trong lòng địch để làm nội tuyến, phát triển đảng viên trong các ấp chiến lược. Ở Xã Năm Cần Đước lãnh đạo. Thái Trị, ta đã gây dựng nhiều cơ sở mật do các đồng chí Út Trúc,

Ngày 31/1/1968, các đơn vị vũ trang, các ban đấu tranh chính trị, binh vận, các đơn vị vũ trang của vùng 8 đã vào vị trí, sẵn sàng đợi lệnh tổng tiến công. Đến giờ nổ súng, lực lượng ta chia làm 2 mũi đánh vào quận lỵ. Mũi 1 từ Hưng Điền tấn công qua Thái Trị, mũi 2 đánh vào ấp Trung Môn, pháo kích đồn Đống Đa, bắn cháy 1 xe Jeep trước dinh quận Tuyên Bình, bắt 2 tên tề giáo dục rồi thả tại chỗ.  

Đến sáng hôm sau, khi bọn lính bảo an từ Măng Đa tiến sang cứu viện Long Khốt, lực lượng ta rút lui an toàn.

Trong đợt 2, đợt 3 của tổng công kích, tổng khởi nghĩa, ta liên tục pháo kích vào quận lỵ Long Khốt, tập kích đồn Đống Đa, hạn chế hoạt động càn quét của địch.

Nói chung, trong Tổng công kích, tổng khởi nghĩa Mậu thân- 1968, lực lượng cách mạng xã Thái Trị đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên, dốc toàn lực để phối hợp cùng các lực lượng của Vùng 8 tấn công vào quận lỵ Long Khốt. Tuy chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhưng lực lượng cách mạng xã Thái Trị đã góp phần vào thắng lợi chiến lược toàn cục là buộc địch phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Pa-ri.

4. Vượt qua thời kỳ khó khăn sau Mậu thân, khôi phục lực lượng (1968-1972)

Sau 3 đợt Tổng công kích, tổng khởi nghĩa năm 1968, địch tăng cường phản kích làm cho phong trào cách mạng ở Thái Trị gặp rất nhiều khó khăn, du kích bị tiêu hao, giảm sút sức chiến đấu, cơ sở cách mạng bị tổn thất. Trong khi đó lực lượng địch được phục hồi và phát triển đông hơn giai đoạn trước Mậu thân.

Sau khi trúng cử Tổng thống vào tháng 11/1968, Nich-Xơn tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách đề ra chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mục tiêu cơ bản của chiến lược này là thôn tính và khống chế miền nam Việt Nam trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới.

Chúng âm mưu xây dựng đội quân ngụy tay sai hùng hậu để thay thế quân đội Mỹ và dùng 3 phương thức cơ bản là chiến tranh giành dân (bình định), chiến tranh hủy diệt (tìm diệt chủ lực của ta) và chiến tranh bóp nghẹt (phong tỏa hành lang) để giành chiến thắng.

Từ đầu năm 1969, địch tăng cường quân số để phòng thủ thị xã Mộc Hóa, thị trấn Long Khốt và yếu khu Măng Đa, đồng thời tiến hành nhiều cuộc càn quét, bình định. Chúng còn củng cố, xây dựng thêm các ấp chiến lược trá hình gọi là ấp Tân sinh. Nguy hiểm nhất là chúng đã thực hiện kế hoạch Phượng Hoàng để tiêu diệt cơ sở của cách mạng. Lúc bấy giờ, hầu hết nhân dân Thái Trị bị gom vào ấp chiến lược và bị kềm kẹp, khống chế chặt chẽ.  Việc liên hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.  .

Trong giai đoạn 1970-1971, địch củng cố hệ thống kìm kẹp, tăng cường lực lượng trú đóng ở đồn Thái Kỳ đồng thời sử dụng lực lượng cảnh sát, bảo an, phòng vệ dân sự canh giữ ấp chiến lược suốt ngày đêm để kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của nhân dân, Lúc bấy giờ, trên chiến trường Nam Bộ, quân và dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi về quân sự. Cuối năm 1971, quân ngụy đại bại ở Lào và Cam-pu-chia. Chớp lấy thời cơ này, Trung ương và Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tấn công chiến lược trên toàn miền Nam với mục tiêu: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, đánh bại chương trình bình định, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, giành thắng lợi có ý nghĩa trên chiến trường, tạo thế cho ta giành thắng lợi ở hội nghị Pa-ri”.

Theo chỉ đạo của tỉnh ủy Kiến Tường, để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công tổng hợp năm 1972, Ban cán sự Vùng 8 hạ quyết tâm phải sử dụng lực lượng tổng hợp và chiến thuật 3 mũi giáp công để giải phóng 2 xã Thái Trị và Tuyên Bình, vây ép chi khu Long Khốt, yếu khu Măng-đa, dứt điểm các đồn Chùa Nổi, Bình Châu và Công Sự của địch. Để thực hiện được nhiệm vụ này, việc đầu tiên cần làm là củng cố các vùng còn yếu, trong đó có xã Thái Trị.

Vì vậy, vào tháng 6/1972, đồng chí Nguyễn Văn Chua (Hai Chua) được cấp trên điều về lãnh đạo phong trào cách mạng của xã Thái Trị. Sau Đỡ về tăng cường lực lượng cho xã Thái Trị. đó, vào năm 1973, cấp trên điều thêm các đồng chí: Tha, Trường,

Trong chiến dịch tấn công tổng hợp, vào đêm 9/4/1972, ta sử dụng pháo và súng cối bắn vào chi khu Long Khốt, đồng thời đột kích vào các ấp chiến lược và trụ lại để vận động quần chúng bụng diệt gọn đồn Thái Trị. về ruộng vườn cũ để lao động sản xuất. Cùng lúc ấy, bộ đội và du kích xã đã vây đồn Hòa Bình, đồn Công Sự, đồn Xóm Chuối và tiêu diệt gọn đồn Thái Trị.

Đêm 9 rạng 10/6/1972, du kích các xã phối hợp bộ đội Sư đoàn 5 đánh thiệt hại nặng chi khu Long Khốt và đồn Bình Châu, bao vây đồn Măng đa và tiêu diệt đồn Kèo Giá. Đồn Thái Trị cũng bị ta bao vây. Trước sức ép của ta, bọn địch ở đồn Thái Trị phải bỏ chạy về chỉ khu Long Khốt, lực lượng tề điệp, phòng vệ dân sự của địch tan rã hoặc tê liệt. Nhân cơ hội này, ta phát động quần chúng nổi đậy đấu tranh bung ra khỏi ấp chiến lược, trở về nhà cũ.

Trong thời gian ta chuẩn bị lực lượng đánh đồn Thái Trị, bọn địch đã dùng xe tăng càn quét vào ấp, giết chết đồng chí Đỡ và đồng chí Trường thuộc lực lượng xã Thái Trị và đồng chí Tiếp thuộc lực lượng xã Hưng Điền A.

Nhìn chung, trong chiến dịch tiến công tổng hợp năm 1972, tuy ta chưa đạt được mục đích tiêu diệt chi khu Long Khốt nhưng đã nhiều lần tấn công bức rút các đồn bót địch, trong đó có đồn Thái Trị, làm tê liệt bọn tề điệp, phá rã các ấp chiến lược, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp, trở về nhà cũ. Với thành tích này, quân và dân Thái Trị đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam.

5. Đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Pari, tạo thế, tạo lực chuẩn bị tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975)

Sau những thất bại nặng nề về quân sự trong năm 1972 ở chiến trường Việt Nam, Mỹ-ngụy buộc phải thỏa thuận về một Hiệp định lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri và chính thức ký kết Hiệp định vào ngày 27/1/1973. Nội dung chính của Hiệp định là: hai bên ngừng bắn, giữ nguyên hiện trạng vùng kiểm soát của mỗi bên; miền Nam tồn tại hai chính quyền, hai quân đội; Mỹ phải rút quân và chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Việt Nam. Hiệp định Pa-ri là kết quả của những thắng lợi quan trọng về quân sự và chính trị trên chiến trường nhưng vẫn chưa trọn vẹn, muốn đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn, nhân dân cả nước cần tiếp tục đấu tranh, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời dạy của Hồ Chủ tịch.

Về phía địch, ngụy quyền đã công khai phản bội Hiệp định bằng khẩu hiệu “bốn không” (không hòa bình, không ngừng bắn, không có giải pháp chính trị, không có tổng tuyển cử) và xây dựng kế hoạch Hùng Vương với nội dung chính là: chủ động tấn công trước và sau Hiệp định, đẩy mạnh càn quét, bình định, giành chủ động trên khắp lãnh thổ, ngăn không cho Cộng sản lấn chiếm, gia tăng hoạt động “Phượng Hoàng” để phát hiện và tận diệt cơ sở hạ tầng của Cộng sản. Thi hành kế hoạch này, bọn ngụy tại Thái Trị đã cắm cờ bừa bãi, vẽ cờ ba que lên nóc nhà, hàng rào của dân để chứng minh khu vực đó là vùng do chúng kiểm soát. Những tên tay sai ác ôn luôn luôn lùng sục, nghe ngóng, rình rập đồng bào. Hệ ai nhắc đến Hiệp định Pa-ri, đến hòa bình, thống nhất là chúng ra tay đánh đập, khủng bố dã man.

Về phía ta, để chuẩn bị cho việc thi hành Hiệp định Pari, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo các tỉnh phải tập trung lực lượng đón thời cơ chiến lược trước khi Hiệp định được ký kết. Các địa phương được giao nhiệm vụ giành đất giành dân càng nhiều càng tốt trước khi Hiệp định có hiệu lực. Việc xác định vùng kiểm soát của mỗi bên căn cứ vào vị trí cắm cờ. Vì vậy, mỗi địa phương phải dàn mỏng lực lượng, cắm cờ trên phạm vi càng rộng càng tốt soát của cách mạng. trong đêm trước của Hiệp định để mở rộng và xác định vùng kiểm soát của cách mạng.

Để thực hiện kế hoạch “Thời cơ”, đêm 27/1/1973, bộ đội tỉnh, bộ đội vùng, du kích xã và các đội công tác chính trị của tỉnh Kiến Tường đồng loạt bung ra cắm cờ theo địa bàn được phân công. Tại Thái Trị, lực lượng cách mạng cũng tỏa ra làm công tác cắm cờ, ngay cả những địa điểm gần vùng địch kiểm soát. Tiếp sau đó, địch liên tục tiến hành nhiều thủ đoạn để giành dân lấn đất. Chúng cấp tôn và vật liệu để buộc dân phải cất nhà và vẽ cờ ba que của chúng trên đó. Ai không vẽ thì bị chúng bắt bớ, chụp mũ là “Việt cộng”, bị đánh đập, tra tấn dã man. Dân trong ấp bị kiểm soát chặt chẽ, đi đâu cũng phải đánh mõ, ra đồng cấy hái thì bị lính bắn súng khủng bố và đuổi bắt.

Tháng 6/1974, chi bộ xã Thái Trị chính thức được thành lập gồm các đồng chí Bảy Đổng, Hai Chua, Năm Kha, Bí thư chi bộ là đồng chí Bảy Đổng. Cuối năm 1974 Binh vận đội vùng yếu vận động được các đồng chí: Hai Lù, Bi, Dũng, Bảy Sũn, Ba Rở tình nguyện tham gia vào lực lượng và được phân công làm dân công hỏa tuyến.

Cuối năm 1974, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã phân tích, đánh giá tình tình, xác định thời cơ chiến lược và quyết tâm giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm 1975-1976. Ngày 6/1/ 1975, quân giải phóng đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) trong khi ngụy quân bất lực không thể tái chiếm. Sau sự kiện này, Trung ương càng quyết tâm giải phóng miền Nam và tiến hành thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, đẩy ngụy quyền vào bước đường cùng.

Tháng 2/1975, tỉnh ủy Kiến Tường họp hội nghị mở rộng để quán triệt chỉ đạo của cấp trên về tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam. Tỉnh ủy đã tăng cường sự lãnh đạo đối với cơ sở bằng cách điều cán bộ xuống các xã. Trong đợt này, một số cán bộ được tăng cường xuống Thái Trị, nhờ đó, cán bộ cách mạng của xã phát triển lên 6 đồng chí là: Nguyễn Văn Chua, Nguyễn Văn Khuyên, Nguyễn Văn Cử, Nguyễn Văn Tình, Lê Văn Phóng và Năm Vải (trong đó đồng chí Nguyễn Văn Chua là đảng viên chịu trách nhiệm lãnh đạo lực lượng này).

Đêm 29/4/1975, bộ đội ta đánh chiếm chi khu Long Khốt, bọn địch ở các đồn bót xung quanh, trong đó có đồn Thái Trị đều đầu hàng hoặc bỏ chạy, giao nộp vũ khí cho cách mạng. Xã Thái Trị được hoàn toàn giải phóng.

Lúc bấy giờ, các đồng chí Bảy Đổng, Mười Mang, Ba Rỡ, trong đó đồng chí Ba Rỡ thuộc lực lượng xã Thái Trị được giao nhiệm vụ phối hợp cùng bộ đội và du kích các xã thuộc Vùng 8 tiếp quản căn cứ Măng đa dưới sự chỉ huy của đồng chí Trương Văn Tâm ( Mười Nhỏ) - Tỉnh đội phó tỉnh Kiến Tường. Lúc bấy giờ tại căn cứ có trên 520 sĩ quan và binh lính ngụy thuộc Trung đoàn 14, Sư đoàn 9, trong khi lực lượng ta chỉ khoảng 1 trung đội vì Tiểu đoàn 504 đã tập trung về tiếp quản Mộc Hóa.

Đêm 29/4/1975, khi lực lượng ta tiếp cận vòng rào căn cứ Măng đa thì được lệnh rút lui căn cứ. Chấp hành mệnh lệnh, đồng chí chia trung đội làm 6, Đến sáng 30/4, đồng chí Trương Văn Tâm lại được lệnh vào chiếm và huy động lực lượng du kích cùng nhân dân (khoảng 100 người kéo cờ thị uy, đồng loạt tấn công căn cứ Măng đa. Do nắm được thời cơ cách mạng và đoán biết tinh thần bọn địch đang rệu rã, đông chị người chiến thắng để chứng tỏ cho địch thấy quyết tâm của ta đã yêu cầu các chiến sĩ xông thẳng vào căn cứ địch với khí thế của thời điểm quyết định của lịch sử.

Đồng chí đã chỉ huy mũi tiếp cận đầu tiên gồm 3 người tiến vào căn cứ địch. Đúng như dự đoán, địch đã mất hết tinh thần chiến đấu nên tên chỉ huy đã ra lệnh cho toàn bộ binh sĩ buông súng đầu hàng, đón lực lượng cách mạng và bàn giao toàn bộ quân trang, quân dụng cùng hồ sơ liên quan. Ta đã tiếp quản căn cứ Măng đa nhanh, gọn, không xảy ra bất kỳ tổn thất nào.

Trong hơn 50 năm qua (1959-2010), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà cụ thể là cấp ủy địa phương, quân và dân Thái Trị đã cùng cả nước tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, quét sạch đế quốc Mỹ xâm lược ra khỏi bờ cõi. Trong suốt quá trình ấy, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng chưa lúc nào quân và dân Thái Trị lùi bước trước kẻ thù. Mặc dù là xã mới thành lập, cư dân có nguồn gốc từ nhiều địa phương trong cả nước nhưng đa số đều có tinh thần yêu nước, sẵn sàng ủng hộ và tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ năm 1959 đến năm 1963, nhân dân trong xã bị kẻ thù tập trung vào khu dinh điền, vào ấp chiến lược để quản lý, kìm kẹp nhưng vẫn hướng về cách mạng. Từ đó, ; đã xây dựng được nhiều cơ sở mật trong lòng địch để hỗ trợ lực lượng bên ngoài đột nhập phá lỏng, phá rã các khu dinh điền, ấp chiến lược. Dần dần, phong trào cách mạng của xã Thái Trị được nhen nhóm, lực lượng cách mạng đã bám trụ địa bàn, xây dựng cơ sở. Đến tháng 6/1974 thì chi bộ đảng Thái Trị được thành lập để trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong xã đấu tranh quyết liệt với kẻ thù trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vượt qua mất mát hy sinh, các thế hệ cán bộ, đảng viên xã Thái Trị đã nối tiếp nhau giữ vững và giương cao ngọn cờ cách mạng, vượt qua bao gian lao, thử thách, đưa phong trào cách mạng của địa phương đi đến thắng lợi

hoàn toàn.

Trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ nêu trên, xã Thái Trị đã cống hiến cho Tổ quốc 17 liệt sĩ, 11 thương binh, 34 gia đình có công với cách mạng. Với những thành tích đó, Nhà nước đã tặng cán bộ và nhân dân xã Thái Trị 4 huân chương các loại, nhiều cá nhân được tặng bằng Dũng sĩ các loại, có 01 mẹ được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

Những thành tích nêu trên đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thái Trị phát huy cao độ trong hoàn cảnh, điều kiện mới của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau ngày thống nhất đất nước.








 

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh